Từ Sản Xuất Lúa Theo Mô Hình Kinh Tế Tuần Hoàn Đến Nông Nghiệp Bền Vững

    0
    87

    Hiện nay, sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn là một xu hướng tất yếu. Mô hình trên nhằm tối ưu hoá tài nguyên đem đến lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, tạo ưu thế mở đường cho phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.

    Sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn là nền tảng phát triển nông nghiệp bền vững

    Sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn là gì?

    Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm dùng để chỉ một quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và tái chế, trong đó các mắc xích trong quy trình được kiên kết chặt chẽ với nhau. Theo nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên sẵn có, tránh lãng phí mà còn giải quyết các vấn nạn về rác thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội.

    Sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn được xem là một xu thế tất yếu để phát triển nền nông nghiệp bền vững trong tương lai. Sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới việc tận dụng tối đa tất cả các phụ phẩm trong quá trình sản xuất lúa, tạo thành một chuỗi giá trị khép kín, đem lại nhiều giá trị kinh tế, góp phẩn giảm phát thải vào môi trường, hướng tới nền nông nghiệp xanh – nền nông nghiệp bền vững.

    Nguyên lý vận hành của mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa

    Khác với sản xuất theo mô hình kinh tế tuyến tính với nguyên lý vận hành “sản xuất, sử dụng, và thải bỏ”, sản xuất lúa áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tạo điều kiện cho việc tái sử dụng, sửa chữa, tái chế, và tái tạo nguồn lực, nhằm mục tiêu tạo ra một chu trình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Trong đó, các yếu tố tiên quyết giúp mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa được diễn ra thuận lợi và bền vững bao gồm:

    • Tận dụng phụ phẩm: rơm rạ có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc, nguyên liệu sản xuất nấm, phân compost, hoặc thậm chí là nhiên liệu sinh khối.
    • Quản lý nước hiệu quả: áp dụng các kỹ thuật tưới tiêu tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thải sau quá trình xử lý.
    • Sử dụng phân bón hữu cơ: giảm thiểu việc sử dụng phân bón hóa học, thay vào đó là sử dụng phân compost từ rơm rạ và các nguồn hữu cơ khác.
    • Kiểm soát sâu bệnh hại: áp dụng các biện pháp sinh học, sử dụng thiên địch để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
    • Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp: kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc để tạo ra một hệ sinh thái đa dạng và bền vững.
    Sự khác biệt giữa mô hình kinh tế tuyến tính và mô hình kinh tế tuần hoàn

    Lợi ích khi áp dụng mô hình kinh tế tuàn hoàn vảo sản xuất lúa

    Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất lúa là một hướng phát triển nông nghiệp bền vững đem lại nhiều giá trị thực tiễn ở nhiều khía cạnh từ kinh tế, xã hội đến môi trường.

    Về kinh tế

    • Tăng hiệu quả sản xuất: từ việc tận dụng các nguồn nguyên, nhiên liệu có sản sau quá trình sản xuất lúa giúp giảm chi phí đầu vào. Song song đó, việc sủ dụng nguồn phân bón hữu cơ sẵn có giúp cải tạo đất, cây trồng khoẻ mạnh.
    • Tăng giá trị sản phẩm: sản phẩm lúa gạo sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn có chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, nâng cao giá trị trên thị trường. Ngoài ra, các phụ phẩm rơm rạ trong quá trình sản xuất lúa theo mô hình kin htees tuần hoàn được úng dụng vào các ngành trồng trọt khác góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm của mô hình với tiền đề chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
    • Mở rộng thị trường: sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đến nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sạch. Từ đó, các sản phẩm được sản xuất từ mô hình này không chỉ có cơ hội mở rộng thị phần ở các thị trường sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch mà còn tạo tiền đề cho lúa gạo trở thành đặc sản ở các thị trường nổi tiếng trên thế giới.

    Lợi ích xã hội

    • Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng phân hữu cơ có sẵn từ sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn làm giảm tỷ lệ sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu hoá học giúp giảm chất phát thải ra môi trường, giảm thiểu khả năng ô nhiễm nguồn nước.
    • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Sử dụng các sản phẩm sạch từ mô hình sản xuất lúa theo hướng kinh tế tuần hoàn hướng đến nông nghiệp bền vững giúp cải thiện và bảo vệ sức khoẻ của người dùng. Quy trình sản xuất tuần hoàn khép kín thông qua việc tái chế, tái sử dụng, tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, đa dạng sinh học.
    • Phát triển cộng đồng: Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống của người dân.

    Lợi ích môi trường

    • Giảm phát thải khí nhà kính:Giảm lượng khí thải CO2 từ việc đốt rơm rạ, sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
    • Bảo tồn đa dạng sinh học:Tạo điều kiện cho các loài sinh vật phát triển, bảo vệ môi trường sống tự nhiên.
    • Giảm tiêu thụ tài nguyên:Tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên.

    Sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn: một cách tiếp cận tiềm năng với nền nông nghiệp bền vững

    Mô hìnhĐịa phương thực hiệnKết quả
    Canh tác lúa sử dụng trấu làm chất đốt – củi trấuXã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An GiangGiảm khí nhà kính Giảm 30% chi phí năng lượng Tăng 400.000đ/tấn từ việc bán củi trấu (~3,2 tỷ đồng/năm
    Sử dụng phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ để trồng nấm rơmRải rác trên địa bàn cả nướcTiết kiệm chi phí đầu vào Thu nhập mỗi hộ nông dân tăng thêm 6 – 8 triệu đồng mỗi vụ
    Mô hình VAC; mô hình nông – lâm kết hợp, mô hình vườn – rừngCác tỉnh miền TrungTiết kiệm chi phí Giảm ô nhiễm, giảm dịch bệnh Nâng cao thu nhập mỗi hộ lên 5 – 10 lần

    Các mô hình sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn đem lại lợi ích cho nông dân

    Thách thức và giải pháp trong quá trình sản xuất lúa theo mô hình kinh tê tuần hoàn

    Mặc dù mang lại lợi ích về nhiều mặt, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất lúa nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trên con đường hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

    • Nhận thức hành vi: nông dân và doanh nghiệp vẫn còn tư duy sản xuất lúa thoe hướng truyền thống, chưa nhận thức được giá trị của việc sản xuất lúa theo mô hình kinh tế tuần hoàn mang lại.
      • Hạ tầng và công nghệ: thiếu các trang thiết bị, máy móc và công nghệ xử lý tái chế, thiếu các sản phẩm thay thế cho phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.
      • Chính sách và cơ chế: chưa đồng bộ hoá được các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm hữu cơ từ mô hình, chính sách hỗ trợ nông dân khi thực hiện theo mô hình còn hạn chế.
      • Thị trường: xây dựng hệ thống kênh phân phối riêng biệt còn gặp nhiều khó khăn do giá thành cao dẫn đến giảm khả năng tiêu thụ.

    Để áp dụng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn vào sản xuất lúa, cần có các giải pháp cụ thể với sự phối hợp của nhiều bên, bao gồm:

    • Nhà nông: Nâng cao nhận thức về lợi ích của mô hình, áp dụng các kỹ thuật canh tác mới.
    • Doanh nghiệp: Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển các công nghệ và sản phẩm mới.
    • Nhà nước: Ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mô hình.
    • Các tổ chức phi chính phủ: Tuyên truyền, đào tạo và hỗ trợ nông dân.

    Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều bên. Tuy nhiên, với những giải pháp phù hợp, mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây