“TÍN CHỈ CARBON” – Giải pháp mới cho môi trường và nông nghiệp bền vững

    0
    106

    Đứng trước xu hướng và nhu cầu bảo vệ môi trường ngày càng cao của thế giới, tín chỉ carbon ra đời, mở ra con đường mới cho các dự án nông nghiệp xanh, giảm phát thải theo hướng nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.

    Tín chỉ carbon là gì?

    Tín chỉ carbon là một chứng nhận mang tính thương mại thể hiện quyền sở hữu phát thải một tấn CO2 hoặc lượng khí nhà kính tương đương. Tín chỉ carbon được các cơ quan tổ chức hoặc quốc gia giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch tín chỉ carbon. Lợi nhuận từ tín chỉ carbon trở thành động lực góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải nhà kính và phát trển nông nghiệp bền vững theo hướng thân thiện với môi trường.

    Tín chỉ carbon trở thành động lực kinh tế giúp giảm ô nhiễm môi trường

    Trong bối cảnh đó, các cơ hội mới cho các doanh nghiệp phát triển các dự án mới có liên quan trong đó có ngành nông nghiệp.

    Mối tương quan giữa phát triển nông nghiệp bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và lợi ích từ tín chỉ carbon

    Việc phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp xanh, giảm phát thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tín chỉ carbon có mối quan hệ mật thiết về lợi ích.

    Nông nghiệp bền vững có mối quan hệ mật thiết với tín chỉ carbon

    Khi mô hình nông nghiệp bền vững được mở rộng, các loại cây trồng trong đó có cây ăn quả và lúa sẽ hấp thu CO2 thông qua quá trình quang hợp để chuyển hoá thành vật chất tích luỹ hoặc duy trì sự sống cho cây tạo ra các loại thương phẩm như: lúa gạo, trái cây,… Bên cạnh đó, việc hấp thu CO2 của cây trồng sẽ tạo ra một số lượng tín chỉ carbon nhất định để trao đổi mua bán, góp phần tăng thêm lợi ích kinh tế từ cây trồng. Đặc biệt, quá trình canh tác bền vững giúp giảm biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nhờ các quy trình canh tác đúng cách, giảm khí phát thải như CO2 và CH4, qua đó cũng góp phần tăng số tín chỉ carbon trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

    Tín chỉ carbon đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp

    Đổi lại, tín chỉ carbon đem đến một nguồn kinh tế không nhỏ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nông nghiệp chất lượng cao, giảm phát thải và khí nhà kính, giúp nền nông nghiệp Việt Nam có cơ hội triển khai các dự án nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và góp phần nâng tầm chất lượng nông sản Việt trên các thị trường quốc tế.

    Tiềm năng và thách thức phát triển tín chỉ carbon từ các loại cây trồng trong các dự án phát triển nông nghiệp bền vững

    Ở Việt Nam, đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn, tạo ưu thế to lớn của ngành trong cơ cấu kinh tế. Hơn thế nữa, những năm gần đây, các chính sách và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp xanh phát triển theo hướng chất lượng cao, giảm phát thải đang được chú trọng và triển khai thí điểm. Những điều kiện trên đã chỉ ra rằng nông nghiệp phát triển bền vững sẽ tạo ra một số lượng tín chỉ carbon không nhỏ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

    Một số loại cây trồng tiềm năng có thể khai thác tín chỉ carbon do diện tích trồng lớn có thể kể đến như: thanh long, lúa, xoài, sầu riêng, mít, cam,….

    Tên cây trồngDiện tíchDự án
    Lúa7,3 đến 7,5 triệu haDự án Giảm Phát thải Khí Metan từ Trồng Lúa
    Thanh long55.000 haDự án Trồng Thanh Long tại Bình Thuận
    Xoài< 87.000 haDự án Trồng Xoài tại Đồng Tháp
    Sầu riêng131.000 haDự án Trồng Sầu Riêng tại Tây Nguyên
    Các dự án tại Việt Nam theo quy mô phát triển nông nghiệp bền vững, giảm ô nhiễm môi trường

    Song song đó, Nhà nước đã ban hành các chính sách và quy định về tín chỉ carbon trên cây ăn trái hiện hành bao gồm:

    •    Chính sách hỗ trợ của chính phủ: Một số quốc gia đã ban hành chính sách khuyến khích trồng cây và phát triển tín chỉ carbon.

    •    Các quy định quốc tế: Các tổ chức như Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho các dự án tín chỉ carbon.

    Tuy nhiên, đứng trước các lợi ích mà tín chỉ carbon mang lại, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp một số thách thức cần phải giải quyết:

    • Các dự án mang tính chung chung, chưa có quy định cụ thể về việc mua bán cũng như đẩy mạnh thị trường tín chỉ carbon, chưa cho thấy được tiềm năng thực tế.

    •    Khó khăn trong việc đo lường và xác minh lượng CO2 hấp thụ: Cần có các công cụ và phương pháp đáng tin cậy để đo lường lượng CO2 mà cây hấp thụ.

    •    Thị trường tín chỉ carbon không ổn định: Giá cả và nhu cầu trên thị trường có thể biến động, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của dự án.

    Mặc dù vậy, việc tín chỉ carbon đem lại lợi ích cho môi trường và sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai, đem lại nguồn kinh tế mới cho nông dân là điều không thể chối cải. Tuy còn nhiều thách thức đòi hỏi các ban ngành giải quyết, nhưng với những chính sách và biện pháp thích hợp, tín chỉ carbon sẽ đem đến lợi ích to lớn cho môi trường và kinh tế của cả nước.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây