Mít Thái – Từ sự bùng nổ đến thời kỳ lãng quên và đã dần ổn định trở lại

    0
    6

    Mít Thái, là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến ở Việt Nam, một giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Trong những năm gần đây, mít Thái đã trải qua nhiều biến động và làm bà con rất lo lắng. Bắt đầu từ sự bùng nổ ban đầu cho đến thời kỳ lãng quên và hiện tại đang dần ổn định trở lại. Cùng DASCO nhìn lại hành trình của thị trường Mít Thái từ giá cả đan xen với triển vọng xuất khẩu mít Thái ra thị trường quốc tế nhé!

    Ảnh 1. Mít Thái (Nguồn Internet)

    Giới Thiệu

    Mít Thái mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nông dân, đặc biệt là bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2020 đến 2024, thị trường mít Thái đã trải qua nhiều giai đoạn biến động đáng kể.

    1. Giá mít Thái trung bình qua các năm

    • Giá mít Thái loại 1:
    NămGiá trung bình loại 1Đơn vị đồng/kg
    202050,000 – 70,000đồng
    20216,000 – 9,000đồng
    20226,000 – 7,000đồng
    20233,000 – 4,000đồng
    202438,000đồng
    • Giá mít Thái loại 2 chênh lệch với mít Thái loại 1 thấp hơn khoảng 10,000 đồng/kg, loại 3 khoảng 21,000 đồng/kg và mít chợ khoảng 24,000 đồng/kg.

    2. Sự bùng nổ của mít Thái(năm 2020)

    • Năm 2020: Thị trường mít Thái bùng nổ với giá mít tăng mạnh lên tới 50,000 đến 70,000 đồng/kg.
    • Giá mít Thái năm 2020 duy trì ở mức cao, giúp bà con có lợi nhuận lớn, nhiều bà con đã đẩy mạnh mở rộng diện tích trồng cây. Tuy nhiên, diện tích trồng quá nhiều làm trường hợp cung vượt cầu xuất hiện, tạo tiền đề cho giai đoạn suy giảm sau đó.

    3. Thời Kỳ Lãng Quên (năm 2021 – 2023)

    Năm 2021 – 2022 giá biến động chỉ còn khoảng 6,000 đến 7,000 đồng/kg. Năm 2023 tiếp tục giảm, có lúc chỉ còn 3,000 – 4,000 đồng/kg. Thị trường trầm lắng, nhiều bà con đã phải chuyển đổi sang cây khác để giảm lỗ.

    Giá mít Thái giảm mạnh với nhiều lý do:

    • Diện tích trồng tăng đột biến, dẫn đến cung vượt cầu. Tổng diện tích trồng mít Thái ở khu vực Nam Bộ đạt khoảng 43.200 ha, trong đó riêng ĐBSCL khoảng 30.600 ha (Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT).
    • Tắc biên: Tình trạng ách tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc khiến hàng không thể xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ chính của mít Thái. Điều này làm giá mít Thái giảm sâu
    • Ảnh hưởng của dịch COVID-19: Đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm giảm nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Thương lái Trung Quốc ngừng thu mua, khiến giá mít Thái giảm mạnh.

    4. Sự Phục Hồi Và Ổn Định (năm 2024)

    • Giá mít Thái phục hồi tích cực trong năm nay, loại 1 đạt khoảng 38.000 đồng/kg, loại 2 khoảng 21.000 đồng/kg và loại 3 từ 9.000 – 10.000 đồng/kg. Thị trường dần ổn định và người trồng bắt đầu thu được lợi nhuận ổn định.
    • Những yếu tố đã tạo ra sự tăng giá đáng kể này phải kể đến nhu cầu thị trường xuất khẩu tăng cao, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Mít Thái được bà con nông dân và các doanh nghiệp tập trung vào việc nâng cao chất lượng, giúp trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch.

    Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức nông nghiệp như: cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói giúp bà con tiếp cận thị trường xuất khẩu dễ dàng hơn.

    5. Triển Vọng Xuất Khẩu Mít Thái

    Ảnh 2. (Nguồn Internet)
    • Thị trường chính : Trung Quốc là đối tác nhập khẩu chủ yếu của mít Thái. Tuy nhiên, quy định khắt khe về chất lượng khiến doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn.
    • Cạnh tranh và cơ hội: Các quốc gia như Thái Lan, Philippines cạnh tranh gay gắt trong thị trường mít quốc tế. Để tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần nâng cao chất lượng mít Thái và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế.

    6. Kinh nghiệm trồng mít Thái đạt chất lượng cao:

    Để nâng cao chất lượng mít Thái, bà con cần lưu ý những điều dưới đây:

    • Chọn giống: Sử dụng giống mít chất lượng, không sâu bệnh và có nguồn gốc rõ ràng.
    • Chuẩn bị đất: Đất thoát nước tốt, không ngập úng, bón lót phân chuồng hoai mục.
    • Khoảng cách trồng: Cây cần cách nhau 5-6 mét để phát triển tối ưu.
    • Chăm sóc cây: Tưới nước đều đặn và bón phân định kỳ, kết hợp sản phẩm hữu cơ và hóa học.
    • Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp sinh học và hóa học phù hợp.
    • Thu hoạch: Sau 2-3 năm, quả chín sẽ có mắt nở căng, màu vàng nhạt và mùi thơm.

    Thị trường mít Thái đã trải qua chu kỳ từ bùng nổ đến lãng quên và hiện đang dần ổn định trở lại. Để duy trì sự ổn định này, bà con cần chú trọng vào chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới giúp thu nhập bà con ngày càng ổn định hơn !